Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo Luật cạnh tranh 2018
1.1. Khái niệm, đặc điểm hành vi khuyến mại và khái niệm, đặc điểm hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Khái niệm, đặc điểm hành vi khuyến mại
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định (theo Điều 88 Luật thương mại 2005). Pháp luật Việt Nam chỉ sử dụng thuật ngữ “khuyến mại” với góc độ tiếp cận là hành vi của thương nhân nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát triển việc mua bán hàng hoá. Thương mại là một trong những hình thức kích thích hành vi mua hàng của khách hàng mà các công ty, doanh nghiệp được phép triển khai.
Khuyến mại có đặc điểm:
Đặc điểm về chủ thể của hành vi khuyến mại. Theo khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005, thương nhân bao gồm “tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Chủ thể của hành vi khuyến mại có thể là các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập có đăng ký kinh doanh, có hoạt động thương mại một cách thường xuyên đều có thể thực hiện được hành vi tổ chức các chương trình khuyến mại.
Đặc điểm về mục đích của khuyến mại. Mục đích của khuyến mại là xúc tiến bán hàng và cung ứng dịch vụ. Để thực hiện mục đích này, mục tiêu bao trùm mà khuyến mại hướng tới là tác động tới khách hàng, lôi kéo hành vi của khách hàng để họ mua sản phẩm, Áp dụng phương thức khuyến mại trong hoạt động kinh doanh giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, doanh nghiệp được thúc đẩy và phát triển. Đưa tên tuổi và các mặt hàng của công ty, doanh nghiệp tới gần hơn với khách hàng.
Khái niệm, đặc điểm hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Theo khoản 6 điều 3 Luật cạnh tranh 2018 quy định: hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Đặc điểm hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện, nhằm mục đích lợi nhuận. Để thu được lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh với các đối thủ hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực nhằm giành giật, thu hút khách hàng về phía mình. Do đó“mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có thể bị xem xét về tính chính đáng, phù hợp với thông lệ hay đạo đức kinh doanh và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh có thể can thiệp vào nhiều hoạt động khác nhau của đời sống kinh”tế. Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có tính chất đối lập, đi ngược lại các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh. Đó là những quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Đặc điểm này là căn cứ lý luận để xác định bản chất không lành mạnh của hành vi. Tuy nhiên, những“phương pháp cạnh tranh rất đa dạng, bao gồm thủ đoạn gây nhầm lẫn, gian dối, gièm pha, bóc lột, gây rối nên Luật Cạnh tranh 2018 đã liệt kê các hành vi cạnh tranh bị coi là không lành mạnh và quy định cấu thành pháp lý của chúng trong luật để quản”lý.
Hành vi cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác. Đặc“điểm này mang nhiều ý nghĩa về tố tụng và đặc biệt được chú ý khi việc xử lí cạnh tranh không lành mạnh tại nhiều quốc gia được tiến hành trong khuôn khổ kiện dân sự và gắn liền với yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng được điều chỉnh theo Luật Cạnh tranh năm 2018. Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, đã bỏ hành vi “khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh”, bổ sung hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính” bằng hình thức đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về hoạt động “khuyến mại”. Ngoài ra, để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong các luật khác có dẫn chiếu đến Luật Cạnh tranh năm 2018, điều luật đã bổ sung khoản 7 về “các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại các luật khác”.
Bài tiểu luận liên quan: Thực trạng thực thi pháp luật đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Để nhận được hỗ trợ giải bài tập, làm tiểu luận, báo cáo, chỉnh sửa bài powpoint, word,… Liên hệ nhắn tin số Zalo 0385776724 để được tư vấn nhé.