Các thành phần cơ bản C++ bao gồm các thành phần sau:
- Bộ ký tự (Character Set)
- Tên (Identifier)
- Từ khóa (Keywords)
- Lời giải thích (Comment)
- Cấu trúc của một chương trình C++
Bộ ký tự (Character Set)
Giới thiệu bộ ký tự
Mọi ngôn ngữ lập trình đều được xây dựng từ một ngôn ngữ nào đó. Các ký tự được nhóm lại theo nhiều cách khác nhau để tạo nên các từ. Các từ được liên kết với nhau theo một quy tắc nào đó để tạo nên các câu lệnh.
Một chương trình bao gồm nhiều câu lệnh và thể hiện một thuật toán để giải một bài toán nào đó.
Ngôn ngữ C++ được xây dựng trên bộ ký tự sau:
- 26 chữ cái hoa: A, B, C…Z.
- 26 chữ cái thường: a, b, c…z.
- 10 chữ số: 0, 1, 2…9.
- Các ký hiệu toán học: + – * / = ()
- Ký tự gạch nối: _
- Các ký tự khác: . , : [] {} ! & % # $…
Chú ý
Dấu cách (Space) dùng để tách các từ. Ví dụ chữ VIET NAM có 8 ký tự, còn VIETNAM thì chỉ có 7 ký tự.
Khi viết chương trình, ta không sử dụng bất kỳ ký tự nào ngoài các ký tự trên.
Ví dụ: Khi chúng ta viết chương trình tính giải phương trình bậc 2: ax2 + bx + c =0, chúng ta cần tính delta ∆=b2 – 4ac. Trong ngôn ngữ C++ không có ký tự ∆ nên ta phải dùng ký hiệu khác để thay thế.
Tên (Identifier)
Quy tắc đặt tên trong C++
Tên là một dãy các ký tự bao gồm chữ cái, số và gạch nối.
Ký tự đầu tiên của tên phải là chữ hoặc gạch nối.
Tên không được trùng với từ khóa. Độ dài cực đại của tên theo mặc định là 32 và có thể được đặt lại là một trong các giá trị từ 1 tới 32 nhờ chức năng: Option – Compiler – Source – Identifier length khi dùng TURBO C++.
- Các tên đúng: a_1 delta x1 _step GAMA
- Các tên sai:
3MN | Ký tự đầu tiên là số |
m#2 | Sử dụng ký tự # |
f(x) | Sử dụng các dấu () |
do | Trùng với từ khóa |
de ta | Sử dụng khoảng trắng |
Y-3 | Sử dụng dấu – |
Chú ý
Trong C++ có phân biệt chữ hoa chữ thường, bạn đặt tên AB sẽ khác ab.
Ta thường dùng chữ hoa để đặt tên cho các hằng, chữ thường để đặt tên cho các biến, biến mảng, hàm, cấu trúc. Tuy nhiên đó không phải là điều bắt buộc.
Từ khóa (Keywords)
Các từ khóa trong C++
Từ khóa là những từ dùng để khai báo kiểu dữ liệu, để viết các toán tử và các câu lệnh.
asm | break | case | cdecl |
char | const | continue | default |
do | double | else | enum |
extern | far | float | for |
goto | huge | if | int |
interrupt | long | near | pascal |
register | return | short | signed |
sizeof | static | struct | switch |
tipedef | union | usigned | void |
volatile | while |
Chú ý
- Không được dùng các từ khóa để đặt tên cho các hằng, biến, mảng, hàm...
- Từ khóa phải được viết bằng chữ thường. Ví dụ chúng ta khi báo kiểu số thực float chứ không phải FLOAT.
Lời giải thích (Comment)
Chú thích được các lập trình viên dùng để ghi chú hay mô tả các thành phần của chương trình. Dòng chú thích không tham gia khi chạy chương trình.
Chúng ta có 2 cách ghi chú:
//Ghi chú theo dòng /*Ghi chú theo khối Dòng chú thích 1 Dòng chú thích 2 */
Ví dụ:
#include <iostream> using namespace std; int main() { cout<<"Hello World!"; //In ra màn hình chữ: Hello World! }
Cấu trúc của một chương trình C++
Ví dụ
#include <iostream> using namespace std; int main() { cout<<"Hello World!"; }
Các dòng lệnh
#include <iostream>
Câu lệnh #include báo cho trình dịch biết cần phải “include” thư viện “iostream”. Đây là một thư viện vào ra cơ bản trong C++ và nó phải được “include” vì nó sẽ được dùng trong chương trình.
Các lệnh bắt đầu bằng dấu # gọi là chỉ thị tiền xử lý (preprocessor).
using namespace std;
std viết tắt của từ Standard Library là một thư viện chuẩn của C++ hỗ trợ rất nhiều các hàm hữu ích giúp người lập trình dễ dàng viết mã nguồn hơn so với ngôn ngữ C lâu đời.
namespace là một từ khóa với hàm ý hỏi là bạn đang sử dụng tên đại diện nào? Với ý nghĩa rằng “nếu bạn khai báo namespace + tên thư viện thì khi sử dụng các hàm của thư viện đó bạn không cần phải gọi tên thư viện đó trước mỗi hàm”, điều này giúp cho viết mã nguồn ngắn gọn hơn.
using đơn giản là sử dụng.
Ví dụ:
cout
là từ khóa dùng để xuất kết quả ra màn hình console thuộc thư viện chuẩn std của C++, nếu bạn khai báo using namespace std thì khi sử dụng hàm bạn chỉ cần ghi cout
trình biên dịch sẽ tự hiểu là hàm này thuộc thư viện std, nếu bạn không khai báo using namespace std, sẽ có hai trường hợp xảy ra:
- Bạn có thể dùng trực tiếp luôn trong mã nguồn bằng
std::cout
, trình biên dịch sẽ biết và cho phép. - Nếu không, trình biên dịch sẽ xem
cout
như một hàm bình thường, biến hay lớp đối tượng. Và tất nhiên nó sẽ tìm xem trong chương trình bạn đã định nghĩa hay cài đặtcout
này chưa, nếu chưa sẽ báo lỗi vì không biếtcout
là cái con gì.
int main()
Dòng này tương ứng với phần bắt đầu khai báo hàm main.
Hàm main là điểm mà tất cả các chương trình C++ bắt đầu thực hiện.
Nó không phụ thuộc vào vị trí hàm này ở đâu (ở đầu, ở cuối hay ở giữa của mã nguồn), mà nội dung của nó luôn được thực hiện đầu tiên khi bắt đầu chạy chương trình (Đến phần hàm, các bạn sẽ thấy hàm main có thể ở gần cuối mã nguồn nhưng vẫn chạy trước).
Thêm một lý do nữa, đó là mọi chương trình C++ thì đều phải tồn tại một hàm main.
Theo sau hàm main là một cặp ngoặc đơn bởi vì nó là một hàm. Trong C++, tất cả các hàm mà sau đó là một cặp ngoặc đơn () thì có nghĩa là nó có thể có hoặc không có tham số (không bắt buộc). Nội dung của hàm main tiếp ngay sau phần khai báo chính thức được bao trong cặp ngoặc nhọn {} như trong ví dụ trên.
cout<<“Hello World!”;
CHúng ta có thể hiểu đơn giản là nó sẽ hiển thị những gì chúng ta viết trong dấu nháy kép “” ra ngoài màn hình. Và hàm cout nó đã được định nghĩa trong thư viện iostream.
return;
return là hàm trả về giá trị của hàm của nó. Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần Hàm trong C++.
Cách viết các dòng lệnh trong C++
Nếu sau này các bạn học chuyên sâu, các ngôn ngữ khác như: CSS, JS thì bạn có thể sẽ nghe đến từ “nén code“, mục đích của việc nén code là để làm giảm dung lượng cần thiết để chạy chương trình. Tuy nhiên, với từng trường hợp thì chúng ta sẽ nên hay không nên sử dụng chúng.
Trong C++, chúng ta thường viết thành các dòng thụt thò để vừa dễ nhìn vừa tăng độ chuyên nghiệp của dân coder.
Dù bạn viết nhiều dòng hay 1 dòng thì kết quả cuối cùng vẫn giống nhau nhé.
#include <iostream> using namespace std; int main() { cout<<"Hello World!"; }
#include <iostream> using namespace std; int main() { cout<<"Hello World!"; }
Để thuận tiện cho các bài học, bạn sẽ cài cho mình phần mềm DEV C++ nhé.
Video bài học các thành phần cơ bản C++
Đến lượt bạn
Tới đây, bạn đã có thể nắm sương sương các thành phần cơ bản C++ rồi chứ, cũng không quá khó đúng không nào.