Quy ước về các từ lệnh và các biến địa chỉ
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 6983 quy đinh một bộ mã (ISO code) cho các máy NC, CNC để điều khiển quá trình gia công cơ khí. Chương trình NC lập theo ISO là một tệp ký tự có cú pháp riêng được lưu giữ trên đĩa mềm hay đĩa cứng,được lập bằng tay với sự hỗ trợ của một hệ soạn thảo văn bản nào đó hoặc lập tự động (bằng phần mềm lập trình tự động trên máy tính nối với hệ điều khiển của máy CNC)
Cấu trúc chung của câu lệnh và của chương trình NC (chương trình chính)
Mỗi một câu lệnh là một tập hợp các thông tin điều khiển, bắt đầu bằng số thứ tự câu, gồm 1 chữ cái N và một con số tự nhiên đứng đằng sau. Số thứ tự câu lệnh chỉ đơn thuần giúp người lập trình dễ theo dõi, kiểm tra chương trình, chứ không ảnh hưởng đến sự làm việc của hệ điều khiển. Tiếp theo số thứ tự câu lệnh là các từ lệnh có chứa đựng các thông tin hình học và công nghệ của chương trình.
Cấu trúc một câu lệnh trong chương trình NC theo TC ISO 6983:
N… G… X… Y… Z… A… B… C… I… J… K… F… S… T… M… ;
N… : Số thứ tự của dòng lệnh G…: Lệnh chuẩn bị
A… B… C… Biến địa chỉ góc quay của bàn hoặc đầu dao
X… Y… Z… I… J… K… : Biến địa chỉ kích thước hoặc vị trí dao di chuyển đến T…: Lệnh gọi dao
S…: Lệnh tốc độ quay trục chính F…: Bước tiến của dao
M…: Lệnh phụ chức năng máy Dấu ( ; ) Lệnh kết thúc câu lệnh
Chương trình NC (chương trình chính) là một file chứa các lệnh điều khiển máy, mỗi lệnh điều khiển một thao tác nào đó của máy. Các lệnh được viết bằng các mã quy định và sắp xếp theo một thứ tự để máy có thể hiểu được khi nó làm việc. Trong máy có bộ điều khiển đọc các lệnh theo thứ tự để thực hiện quá trình gia công.
Hiện nay có rất nhiều kiểu điều khiển CNC, phụ thuộc vào các nhà chế tạo máy CNC. Tuy nhiên mã QT ISO được sử dụng rộng rãi nhất. Ở Nga ngoài mã ISO còn dùng mã theo ΓOCT20999-83, ở Tây âu người ta quen dùng hệ DIN 66025. Các hệ này khác nhau không nhiều, cho nên khi chuyển từ hệ này sang hệ khác người ta có thể ứng dụng một cách dễ dàng.
Cấu trúc của một chương trình NC theo TC ISO 6983:
% PM; {Chương trình chính, ghi tên tùy ý}
O…; {Số hiệu chương trình}
(N01 G17 hoặc G18;) {Khai báo mặt phẳng cần gia công} N02…..;
… … …;
… … …;
M30; {Dấu hiệu kết thúc chương trình}
Chương trình con
Chương trình con là một dãy các thao tác do người sử dụng tự soạn thảo theo các yêu cầu đặc biệt của mình và lưu lại vào bộ nhớ của hệ điều khiển, khi cần, có thể gọi qua tên chương trình con đã lưu, từ bên trong chương trình chính hay cũng có thể gọi từ bên trong 1 chương trình con khác. Nó được dùng làm giảm thời gian lập trình đối với các thao tác lặp đi lặp lại.
Trong một số trường hợp cần thiết thì một chương trình con thứ nhất lại chứa một chương trình con thứ hai, chương trình con thứ hai, chương trình con thứ hai lại chứa chương trình con thứ ba,vv… nghĩa là có thể xảy ra chương trình con cấp 2 hoặc cấp 3…
Chương trình con cấp 1 là khi chương trình chính chỉ chứa các chương trình con độc lập với số lần nhảy xác định ( hình 2.11 a). Ta thấy chương trình chính chứa các chương trình con L10305 ( số hiệu của chương trình con là 103 với 5 lần nhảy ) và L10802 ( số hiệu của chương trình con là 103 với 5 lần nhảy) và L10802 (số hiệu của chương trình con là 108 với 2 lần nhảy).
Chương trình con cấp 2 ( hình 2.11b) ở đây chương trình con L12306 ( số hiệu 123 với 6 lần nhảy). Chương trình con này lại chứa chương trình con L14012 ( số hiệu 140 với 12 lần nhảy).
Chương trình con cấp 3 ( hình 2.11c). Theo sơ đồ này thì chương trình chính chứa chương trình con L11103, chương trình con L11103 lại chứa chương trình con L11814, chương trình con này lại chứa chƣơng trình con L12688. Trong chương trình con trên thì 111, 118 và 126 là các số hiệu, còn 03, 14 và 88 là số lần nhảy.
Ví dụ hình 2.12: Khi lập trình tiện thô vùng lượng dư (1), có 4 lát cắt ở đây có thể lập một chương trình con cho 1 lát cắt theo hệ tọa độ tương đối, như vậy trong chương trình chính chỉ cần gọi chương trình con này ra và lặp lại 4 lần để gia công hết vùng lượng dư (1).