Khái niệm về máy
Cấu tạo chung của 1 máy
Chi tiết máy là gì?
Khái niệm: là phần tử cấu tạo nhỏ nhất của máy, có kết cấu độc lập và hoàn chỉnh.
Phân loại: Chi tiết máy chia thành 2 nhóm:
- Nhóm các chi tiết máy có công dụng chung: là các chi tiết máy được dùng phổ biến trong nhiều loại máy khác nhau với công dụng hoàn toàn giống nhau nếu chúng cùng một loại. Ví dụ như trục, bánh răng, bu lông, vít, đai ốc…
- Nhóm các chi tiết máy có công dụng riêng: là các chi tiết máy chỉ đƣợc dùng trên một số máy nhất định. Ví dụ như pit tông, trục khuỷu, cam …
Bộ phận máy
Theo công dụng
Sơ lược về quá trình thiết kế cơ khí
Các yêu cầu đối với một sản phẩm cơ khí
Khả năng làm việc.
Khả năng làm việc là khả năng của máy và chi tiết máy có thể hoàn thành các chức năng đã định. Khả năng làm việc bao gồm các chỉ tiêu: độ bền, độ cứng, độ bền mòn, độ chịu nhiệt, độ chịu dao động, tính ổn định. Đây là yêu cầu hàng đầu và cũng là yêu cầu cơ bản đối với máy và chi tiết máy.
Hiệu quả sử dụng
Máy phải có năng suất, hiệu suất cao, tiêu tốn ít năng lƣợng, có độ chính xác hợp lý, chi phí thấp về thiết kế, chế tạo,vận hành, sử dụng, đồng thời phải có kích thƣớc và trọng lượng nhỏ gọn.
An toàn cho sử dụng
An toàn cho con người và cho máy móc khác.
Độ tin cậy
Độ tin cậy là tính chất của máy, bộ phận máy và chi tiết máy mà nó đảm bảo cho chúng thực hiện được chức năng đã định, đồng thời vẫn đảm bảo các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng trong suốt thời gian làm việc nào đó hoặc trong suốt quá trình thực hiện khối lượng công việc đã định.
Tính công nghệ và tính kinh tế
Nếu chi tiết dễ hay khó gia công thì chi phí của nó sẽ thấp hoặc cao…
Tải trọng và ứng suất
Tải trọng
- Là toàn bộ ngoại lực (Lực, momen) tác dụng lên chi tiết máy trong quá trình làm việc
- Là một đại lượng vector:
- Phương
- Chiều
- Điểm đặt
- Trị số
- Đặc tính của tải trọng (lực thay đổi trong quá trình làm việc).
- Phân loại tải trọng:
- Tải trọng không đổi.
- Tải trọng thay đổi.
- Tải trọng va đập.
Ứng suất
Một số đơn vị cần nhớ:
- Ứng suất: N/m2 = 1MPa
- Momen: N.m hoặc KN.m
- Độ dài: mm
Chu trình ứng suất là một vòng thay đổi ứng suất từ trị số ban đầu qua trị số giới hạn này sang trị số giới hạn khác rồi trở về giá trị ban đầu.
(*Cảm giác giống mấy Chu trình Đẳng nhiệt, đẳng tích :))
3 Đặc trưng của Chu trình ứng suất:
*Hệ số tính chất chu trình (r) là phản ánh mức độ thay đổi của chu trình.
Phân loại chu trình ứng suất
Dựa vào r:
- r=-1: Chu trình thay đổi dạng ứng suất đối xứng.
- r=1: Chu trình thay đổi dạng bất đối xứng và trái dấu.
- r>0: Chu trình thay đổi dạng bất đối xứng cùng dấu (-) hoặc dấu (+).
- r=0: Ứng suất min=0, Chu trình thay đổi ứng suất dạng mạch động dương (+).
*Mạch động có: Mạch động liên tục và Mạch động gian đoạn.
updating…