Điều khiển theo thời gian là trạng thái điều khiển của hệ thống tác động chỉ phụ thuộc vào đại lượng thời gian của các phần tử định thời. Các phần tử thời gian có thể là khí nén, thủy lực hay điện.
Đề bài
- Phần tử 1.0: Xi lanh 2 chiều (Xi lanh kép)
- Phần tử 1.1: Nút ấn 3/2.
- Phần tử 1.2: Phần tử thời gian – Rơ le đóng chậm (Nhìn vào chiều chặn của van tiết lưu).
- Phần tử 1.3: Van đảo chiều 5/2.
Mẹo: Nếu ở phần tử 1.2, để biết nó là Rơ le đóng chậm hay ngắt chậm thì dựa vào van tiết lưu:
- Nếu nó KHÔNG cho phép ĐI VÀO qua van 1 chiều -> ĐÓNG CHẬM.
- Nếu nó KHÔNG cho phép ĐI RA qua van 1 chiều -> NGẮT CHẬM.
Vẽ biểu đồ trạng thái của mạch điều khiển gián tiếp
Trạng thái 1
Trạng thái 1 chưa có tác động nên tất cả các phần tử đang ở vị trí 0.
Trạng thái 2
Bấm nút ấn 3/2 (phần tử 1.1) rồi thả tay ra (do phần tử 1.3 không có vị trí 0) thì:
- Phần tử 1.1 chuyển sang vị trí 1, tác động lên phần tử 1.3.
- Phần tử 1.3 chuyển sang vị trí 1, tác động lên Xi lanh làm nó chuyển động sang “+”.
- Đồng thời, phần tử 1.3 cũng tác động vào phần tử 1.2.
- Phần tử 1.2 chuyển sang vị trí 1 sau 1 khoảng thời gian t. Sau đó nó tác động vào phần tử 1.3.
- Trong khoảng thời gian t thì phần tử 1.3 chưa nhận được tín hiệu từ 1.2 nên nó vẫn ở vị trí 1.
- Sau khi chúng ta bấm nút 1.1 và thả tay nên phần tử 1.1 từ vị trí 1 chuyển về vị trí 0.
Trạng thái 3
Sau 1 khoảng thời gian t thì:
- Phần tử 1.2 tác động vào phần tử 1.3 làm cho 1.3 chuyển về vị trí 0.
- Phần tử 1.3 tác động lên Xi lanh làm Xi lanh lùi về “-“.
Trong thời gian Xi lanh lùi về thì:
- Phần tử 1.3 vẫn ở vị trí 0.
- Phần tử 1.2 chuyển về ở vị trí 0 ngay lật tức do mất tín hiệu đầu vào từ 1.3.
- Phần tử 1.1 vẫn ở vị trí 0 do chúng ta không bấm nút.
Trạng thái 4
Tất cả về vị trí 0 và giống như trạng thái ban đầu.
Đến lượt bạn
Có chỗ nào khó hiểu hoặc đóng góp thêm ý kiến thì bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Cảm ơn bạn.