Nội hàm của khái niệm
Khái niệm
Là tập hợp mọi dấu hiệu bản chất được phản ánh trong khái niệm gọi là nội hàm của khái niệm
Ví dụ
Ví dụ 1: Nội hàm của khái niệm “Hình chữ nhật” có các dấu hiệu bản chất sau:
- Hình bình hành
- Có một góc vuông
Ví dụ 2: Nội hàm của khái niệm “Truyền nhiệt” có các dấu hiệu bản chất sau:
- Quá trình biến đổi nội năng của vật
- Không sinh công cơ học
Qua ví dụ ta thấy được: Nội hàm thể hiện những bản chất của khái niệm đó.
Ngoại diên của khái niệm
Khái niệm
Là đối tượng hay tập hợp đối tượng có các dấu hiệu được phản ánh trong nội hàm của khái niệm
Ví dụ
-Khái niệm “Máy tính” là khái niệm loài của các khái niệm như: “Máy tính cơ”, “Máy tính điện tử”, “Máy vi tính”…
-Khái niệm “Lực” là khái niệm loài của các khái niệm như: Lực ma sát, Lực đàn hồi, lực hấp dẫn…
Quan hệ logic giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm
Nội hàm và ngoại diên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng phản ánh tập hợp đối tượng có dấu hiệu bản chất chung. Nhưng chúng có mối quan hệ ngược:
Nội hàm phong phú -> Ngoại diên hẹp
Nội hàm nghèo nàn -> Ngoại diên rộng
Ví dụ so sánh
Khái niệm | Nội hàm ( α ) | Ngoại diên A |
Động cơ điện | α 1: Biến đổi năng lượng dòng điện thành công cơ học. | A1: Tập hợp tất cả các loại động cơ điện nói chung. |
Động cơ điện xoay chiều | α 2: Biến đổi năng lượng dòng xoay chiều (một pha hoặc ba pha) thành công cơ học. | A2: Tập hợp tất cả các loại động cơ điện xoay chiều (một pha hoặc ba pha) |
Động cơ điện xoay chiều ba pha | α 3: Biến đổi năng lượng dòng xoay chiều ba pha thành công cơ học. | A3: Tập hợp tất cả các loại động cơ điện xoay chiều ba pha. |
So sánh nội hàm và ngoại diên của 3 khái niệm trên ta thấy:
α1 < α2 < α3 và A1 > A2 > A3
Đừng quên like, share nếu thấy bài viết hữu ích với mọi người, cám ơn bạn đã ghé thăm website: LINH PRODUCTIONS