Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng của con người Việt Nam trong thời đạị mới?
Tóm tắt Quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng của con người Việt Nam trong thời đại mới
– Trung với nước, hiếu với dân.
– Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
– Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa
– Tinh thần quốc tế trong sáng.
Phân tích Quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng của con người Việt Nam trong thời đại mới
Trung với nước, Hiếu với dân
Trung và hiếu là những khái niệm đạo đức cũ đã có từ lâu trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, phản ánh mối quan hệ lớn nhất và cũng là phẩm chất bao trùm nhất: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ” (Quan niệm hạn hẹp trước đây, Hồ Chí Minh ví như là….)
Phẩm chất này được Hồ Chí Minh sử dụng với những nội dung mới, rộng lớn: “Trung với nước, hiếu với dân”, đã tạo nên một cuộc cách mạng sâu sắc trong lĩnh vực đạo đức.
Trung với nước
- Đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết.
- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng.
- Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hiếu với dân
- Yêu dân, kính trọng dân, lấy dân làm gốc.
- Đề cao tinh thần phục vụ nhân dân.
- Luôn quan tâm chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của dân, nâng cao dân trí để dân biết và sử dụng quyền làm chủ của mình.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- Cần là siêng năng, chăn chỉ, lao động có hiệu quả, có kế hoạnh, có năng suất với tinh thần tự lực cánh sinh
- Kiệm là tiết kiệm, tiết kiệm thời gian, tiền bạc của nhân dân
- Liêm là tôn trọng của công và của dân. Phải luôn trong sạch, không tham lam
- Chính là thẳng thắn, đứng đắn
- Chí công vô tư là sự công bằng, công tâm không thiên tư, thiên vị, làm việc công minh, thẳng thắn vì lợi ích tập thể
Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
Tình yêu thương con người là tình cảm nhân ái sâu sắc, rộng lớn, trước hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc.
Người cho rằng, nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Có tinh thần quốc tế trong sáng
Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với các dân tộc bị áp bức, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền.
Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, nhưng luôn luôn kêu gọi phải tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế, đồng thời phải ra sức ủng hộ và giúp đỡ đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.