Tính co ngót của kim loại và hợp kim đúc là gì?
Co ngót là hiện tượng giảm thể tích của hợp kim khi giảm nhiệt độ. Sự giãn nở khi nung nóng và co ngót khi làm nguội có thể xem như một quá trình thuận nghịch.
Ảnh hưởng của tính cao ngót đến chất lượng vật lúc như thế nào?
Tính co ngót của kim loại lỏng sẽ làm cho vật đúc hình thành các lõm co, rỗ co.
Đọc thêm
Trường hợp co không bù được thì gọi là rỗ co, vì vậy chúng ta làm đậu ngót để nó bù thêm vào.
Sự hình thành lõm co: Trong giai đoạn kết tinh vật đúc thường tản nhiệt mạnh về phía đáy và thành bên (hình 3.1). Vì vậy tại một thời điểm bất kỳ trong giai đoạn vật đúc đang kết tinh ta đều thấy có hai lớp “da đông đặc” lớp ở thành bên và lớp ở đáy.
Sự hình thành rỗ co: Nếu lõm co là hiện tượng hình thành co tập trung hình nón ngược phía trên vật đúc thì rỗ co là hiện tượng co phân tán rải rác trong toàn bộ vật đúc. Nguyên nhân hình thành rỗ co là do kim loại kết tinh theo cơ chế nhánh cây làm cho phần kim loại lỏng nằm giữa các nhánh cây bị cô lập trong quá trình kết tinh. Kim loại lỏng từ phần chưa kết tinh không thể bổ xung bù co ngót cho phần kim loại lỏng giữa các nhánh cây. Kết quả cuối cùng là trong không gian giữa các nhánh cây để lại những lỗ co nhỏ phân tán và được gọi là “rỗ co”.
Quan hệ giữa lõm co và rỗ co: Thấy rằng các hợp kim có khoảng đông hẹp thì có xu hướng hình thành lõm co. Ngược lại, các hợp kim có khoảng đông rộng sẽ có xu hướng hình thành rỗ co. Trong vật đúc nếu rỗ co nhiều thì lõm co sẽ có thể tích giảm đi. Biện pháp khắc phục lõm co tốt nhất là đặt đậu ngót để đưa lõm co vào đậu ngót rồi cắt bỏ sau khi đúc.
Để khắc phục rỗ co có thể tăng áp lực lên mặt thoáng kim loại lỏng trong quá trình kết tinh để tăng khả năng mao dẫn của kim loại lỏng vào khe hở giữa các nhánh cây do đó giảm được rỗ co. Cũng có thể dùng từ trường, siêu âm,… khuấy đảo bẻ gãy các nhánh cây trong quá trình kết tinh để giảm rỗ co. Sau khi đúc với một số chi tiết dùng phương pháp rèn hoặc cán để làm bẹp các rỗ co.