Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền?
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền
Nhà nước hợp hiến, hợp pháp
+ Hồ Chí Minh luôn chú trọng vấn đề xây dựng nền tảng pháp lý cho Nhà nước Việt Nam mới.
+ Nhà nước phải được tổ chức và vận hành phù hợp với pháp luật, đồng thời, căn cứ vào pháp luật để điều hành xã hội, làm cho tinh thần pháp quyền thấm sâu và điều chỉnh mọi quan hệ và hoạt động trong Nhà nước và xã hội.
Nhà nước thượng tôn pháp luật
+ Nhà nước quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng Hiến pháp và bằng pháp luật nói chung. Muốn vậy, trước hết, cần làm tốt công tác lập pháp.
+ Chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật được thi hành và có cơ chế giám sát việc thi hành pháp luật. Hồ Chí Minh luôn nêu cao tính nghiêm minh của pháp luật.
+ Khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Nhà nước, giám sát quá trình Nhà nước thực thi pháp luật.
Pháp quyền nhân nghĩa
“Pháp quyền nhân nghĩa” tức là trước hết Nhà nước phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền con người, chăm lo đến lợi ích của mọi người. Trong pháp quyền nhân nghĩa, pháp luật có tính nhân văn, khuyến thiện.
Phân tích Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền
Là nhà nước hợp pháp hợp hiến
Hồ Chí Minh luôn chú trọng vấn đề xây dựng nền tảng pháp lý cho Nhà nước Việt Nam mới. Người đã sớm thấy rõ tầm quan trọng của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống chính trị – xã hội.
Nên chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu để lập nên Quốc hội rồi từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy hợp hiến, thể hiện quyền lực tối cao của nhân dân như vậy thì nước ta mới có cơ sở pháp lý vững chắc để làm việc với quân Đồng Minh, mới có quan hệ quốc tế bình đẳng, mới thiết lập được một cơ chế quyền lực hợp pháp theo đúng thông lệ của một Nhà nước pháp quyền hiện đại.
Nhà nước thượng tôn pháp luật
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng Hiến pháp và bằng pháp luật nói chung. Muốn vậy, trước hết, cần làm tốt công tác lập pháp. Hồ Chí Minh luôn chú trong xây dựng hệ thống luật pháp dân chủ, hiện đại.
Cùng với công tác lập pháp, Hồ Chí Minh cũng rất chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật được thi hành và có cơ chế giám sát việc thi hành pháp luật ( tức là phải nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực sử dụng luật của người dân, giáo dục ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật trong nhân dân.
Hồ Chí Minh luôn nêu cao tính nghiêm minh của pháp luật. Tức là đòi hỏi pháp luật phải đúng và phải đủ; tăng cường tuyền truyền, giáo dục pháp luật cho mọi người dân; người thực thi pháp luật phải thật sự công tâm và nghiêm minh, v.v.. Người phê phán những hiện tượng thể hiện tính thiếu nghiêm minh của pháp luật, như: “thưởng có khi quá rộng, mà phạt thì không nghiêm”, lẫn lộn giữa công và tội.
Hồ Chí Minh luôn luôn khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Nhà nước, giám sát quá trình Nhà nước thực thi pháp luật, đồng thời không ngừng nhắc nhở cán bộ các cấp, các ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là các cán bộ thuộc ngành hành pháp và tư pháp.
(Dù là ai đi chăng nữa nhưng hễ vi phạm pháp luật là phải chịu sự quản lý của pháp luật).
Pháp quyền nhân nghĩa
+ “Pháp quyền nhân nghĩa” tức là trước hết Nhà nước phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền con người, chăm lo đến lợi ích của mọi người.
+ Pháp luật có tính nhân văn, khuyến thiện.