Trình bày cơ sở lý luận góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
Tóm tắt cơ sở lý luận góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở lý luận góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh gồm 3 cơ sở:
– Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc: bao gồm chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập, tự do của Tổ quốc, tinh thần đoàn kết, dân chủ, nhân ái, trọng dân….
– Tinh hoa văn hóa nhân loại: bao gồm tinh hoa văn hóa phương Đông và tinh hoa văn hóa phương Tây
- Tinh hoa văn hóa phương Đông: tiếp thu tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn…
- Tinh hoa văn hóa phương Tây: tiếp thu tư tưởng tiến bộ của văn hóa phương Tây đặc biệt giá trị trong hai cuộc cách mạng tư sản Pháp và Mỹ.
– Chủ nghĩa Mác – Lênin: là tiền đề tư tưởng lý luận quan trọng nhất quyết định đến bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phân tích Cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh
Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc: Trong tất cả các giá trị truyền thống dân tộc, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc.
Nội dung của truyền thống yêu nước: yêu làng xóm, quê hương, non sông đất nước; yêu dân tộc, yêu con người, nhân dân, đồng bào, bảo tồn, củng cố, phát huy, phát triển bản sắc văn hoá dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước chính là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng.
– Nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân tương ái,…
– Hiếu học, cần cù, tư duy sáng tạo, linh hoạt,…
– Tinh thần lạc quan, yêu đời, …
🡺 Tóm lại, truyền thống văn hoá dân tộc là một yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là yếu tố nội sinh để người tiếp thu, vận dụng tinh hoa văn hoá nhân loại và đến với chủ nghĩa Mác-Lênin.
Tinh hoa văn hóa nhân loại: bao gồm tinh hoa văn hóa phương Đông và tinh hoa văn hóa phương Tây
Tinh hoa văn hoá, tư tưởng phương Đông
Kết tinh trong ba học thuyết lớn Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Đó là những học thuyết có ảnh hưởng sâu rộng ở phương Đông, và ở Việt Nam trước đây.
- Về Nho giáo, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản lý xã hội, xây dựng một xã hội lý tưởng, một thế giới đại đồng. Đặc biệt, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, đổi mới, phát triển tinh thần trọng đạo đức của Nho giáo trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người.
- Đối với Phật giáo, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng từ bi, vị tha, yêu thương con người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác; đề cao quyền bình đẳng của con người và chân lý; khuyên con người sống hòa đồng, gắn bó với đất nước của Đạo Phật.
- Đối với Lão giáo, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng của Lão Tử, khuyên con người nên sống gắn bó với thiên nhiên, hoà đồng với thiên nhiên, kế thừa phát triển tư tưởng thoát mọi ràng buộc của vòng danh lợi trong Lão giáo. (Người khuyên cán bộ, đảng viên ít lòng tham muốn về vật chất; thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư)
Ngoài ra, Hồ Chí Minh cũng chú ý tìm hiểu những trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận hiện đại như chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo các quan điểm về dân tộc, dân quyền, dân sinh (Độc lập – Tự do – Hạnh phúc )
Tinh hoa văn hoá, tư tưởng phương Tây
Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Hồ Chí Minh đã sống, hoạt động thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nhân loại tại những trung tâm chính trị kinh tế văn hóa lớn ở các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, v.v. bằng chính ngôn ngữ của các nước đó. Người trực tiếp nghiên cứu tư tưởng nhân văn, dân chủ và nhà nước pháp quyền của các nhà khai sáng phương Tây như Vonte, Rutxô, Môngtétxkiơ, tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, Trung Quốc…
🡺 Tinh hoa văn hóa nhân loại có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh
Quá trình Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin
- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bắt gặp bản Sơ thảo Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
- Tháng 12/1920, tại ĐH Tua của Đảng XH Pháp, Hồ Chí Minh tán thành việc ra nhập QTCS và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
=> Từ đó Người có điều kiện nghiên cứu sâu hơn về chủ nghĩa Mác-Lênin.
Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện
- Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam.
Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin với mục đích tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
- Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin ở Hồ Chí Minh diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại tinh túy được chắt lọc và một vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú được tích lũy qua thực tiễn hoạt động.
- Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo
Người vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin theo phương pháp mác-xít và theo tinh thần phương Đông, không sách vở, không kinh viện, không tìm kết luận có sẵn mà tự tìm ra giải pháp riêng cho cách mạng Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là tiền đề lý luận quan trọng nhất.
Tóm lại: Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lí luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng