Chuyển động cắt chính là gì? Ý nghĩa của nó? Các dạng chuyển động cắt chính?
Chuyển động cắt chính là gì?
Chuyển động cắt chính:
- Là chuyển động cơ bản tạo ra phoi.
- Xác định tốc độ bóc tách phoi và tiêu thụ chủ yếu công suất cắt.
- Có thể là chuyển động tịnh tiến hoặc quay tròn, do dao hoặc phôi thực hiện.
Ví dụ: Khi tiện chuyển động chính là chuyển động quay tròn của phôi gá trên mâm cặp;
khi phay, khoan, mài chuyển động chính là chuyển động quay tròn của dao phay, khoan và đá mài;
còn khi bào và xọc là chuyển động tịnh tiến khứ hồi qua lại và lên xuống của dao…
Ý nghĩa của nó?
Xác định tốc độ bóc tách phoi và tiêu thụ chủ yếu công suất cắt.
Các dạng chuyển động cắt chính?
Nó có thể là chuyển động quay, tịnh tiến khứ hồi hoặc ở dạng kết hợp …
Ví dụ: Khi tiện chuyển động chính là chuyển động quay tròn của phôi gá trên mâm cặp;
khi phay, khoan, mài chuyển động chính là chuyển động quay tròn của dao phay, khoan và đá mài;
còn khi bào và xọc là chuyển động tịnh tiến khứ hồi qua lại và lên xuống của dao…
Chuyển động chạy dao là gì? Ý nghĩa của nó? Các dạng chuyển động chạy dao?
Chuyển động chạy dao
Chuyển động chạy dao: là chuyển động cần thiết để duy trì quá trình cắt. Chuyển động chạy dao có thể gián đoạn hoặc liên tục, đơn giản hoặc phức tạp.
Ví dụ: Khi tiện, chuyển động tịnh tiến của dao sau một vòng quay của phôi là chuyển động chạy dao. Khi phay, chuyển động tịnh tiến của bàn máy mang phôi là chuyển động chạy dao. Khi bào, chuyển động chạy dao là gián đoạn; Khi tiện, chuyển động chạy dao là liên tục.
Hợp của chuyển động cắt chính và chuyển động chạy dao tạo nên quỹ đạo chuyển động cắt tương đối của các điểm trên lưỡi cắt chính so với chi tiết gia công.
Ví dụ khi tiện ngoài, quỹ đạo chuyển động cắt tương đối là đường xoắn vít; khi tiện mặt đầu, quỹ đạo chuyển động cắt tương đối là đường xoắn Acsimet; khi phay quỹ đạo chuyển động cắt tương đối là đường Xycloit; khi bào là đường thẳng …
Chuyển động phụ là gì? Vai trò của nó trong quá trình gia công kim loại bằng cắt?
Chuyển động phụ
Chuyển động phụ: là các chuyển động để chuẩn bị và kết thúc quá trình cắt.
Ví dụ: chuyển động điều chỉnh cho dao chạm vào chi tiết trước khi gia công hoặc chuyển động rút dao ra khi đã cắt xong lớp cắt…
Bề mặt đã gia công là gì?
Bề mặt đã gia công: là bề mặt trên phôi đã được hớt đi một lớp kim loại dưới dạng phoi.
Bề mặt chưa gia công là gì?
Bề mặt chưa gia công: là bề mặt trên phôi sẽ được hớt đi một lớp kim loại
Bề mặt đang gia công là gì?
Bề mặt gia công: là bề mặt chuyển tiếp giữa mặt đã và chưa gia công. Hay có thể định nghĩa chính xác hơn: là tập hợp quỹ đạo chuyển động cắt tương đối của các điểm trên đoạn lưỡi cắt chính đang tham gia cắt. Bề mặt đang gia công tiếp xúc với đoạn lưỡi cắt chính đang tham gia cắt.
Khái niệm về quá trình gia công kim loại bằng cắt gọt?
Gia công kim loại bằng cắt gọt là quá trình lấy đi một lớp vật liệu trên phôi (được gọi là lượng dư gia công) để nhận được chi tiết có hình dạng, kích thước và chất lượng bề mặt theo yêu cầu.
Có mấy loại bề mặt trên phôi khi quá trình gia công bằng cắt gọt đang thực hiện?
3 loại bề mặt:
- Bề mặt đã gia công.
- Bề mặt chưa gia công.
- Bề mặt gia công.
Mặt trước trên phần cắt của dụng cụ cắt có tác dụng gì đối với một dụng cụ cắt?
Mặt trước: là bề mặt của dao tiếp xúc với phoi. Trong quá trình cắt phoi được hình thành và thoát ra trên mặt trước.
Trình bày các bề mặt trên phần cắt dụng cụ?
- Mặt trước: là bề mặt của dao tiếp xúc với phoi. Trong quá trình cắt phoi được hình thành và thoát ra trên mặt trước.
- Mặt sau chính: là bề mặt của dao đối diện với mặt đang gia công của phôi.
- Mặt sau phụ: là bề mặt của dao đối diện với mặt đã gia công của phôi.
- Mặt chuyển tiếp: là bề mặt nối tiếp giữa mặt sau chính và mặt sau phụ. Mặt chuyển tiếp có thể là mặt phẳng hoặc là mặt cong tuỳ theo kết cấu phần cắt của dụng cụ cắt. Các bề mặt trên phần cắt của dụng cụ có thể là mặt phẳng hoặc mặt cong. Giao tuyến giữa chúng tạo nên các lưỡi cắt.
Trình bày về các lưỡi cắt của một dụng cụ cắt?
- Lưỡi cắt chính: là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau chính. Lưỡi cắt chính tham gia cắt chủ yếu trong suốt quá trình cắt.
- Lưỡi cắt phụ: là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau phụ. Trong quá trình cắt chỉ một phần nhỏ của lưỡi cắt phụ tham gia cắt.
- Mũi dao: là phần chuyển tiếp giữa lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ. Mũi dao có thể nhọn hoặc có dạng cung tròn với bán kính r.
Thực tế mũi dao không nhọn tuyệt đối mà bao giờ cũng tồn tại một bán kính cong r nào đó. Trị số của bán kính cong mũi dao r phụ thuộc vào vật liệu chế tạo dụng cụ và cách mài dao.
Khái niệm về mặt sau chính – phụ hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình cắt. Có thể trong cùng một quá trình cắt, vai trò của mặt sau chính và phụ (do đó cả lưỡi cắt chính và phụ) đổi lẫn cho nhau phụ thuộc vào chiều chạy dao.
Ví dụ: khi tiện ngoài chạy dao dọc, khi thực hiện chạy dao từ trái sang phải thì lưỡi cắt phải là lưỡi cắt chính, còn khi thực hiện chạy dao từ phải sang trái thì lưỡi cắt trái là lưỡi cắt chính.
Trong quá trình cắt, lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ có vai trò như thế nào?
- Lưỡi cắt chính: tham gia cắt chủ yếu trong suốt quá trình cắt.
- Lưỡi cắt phụ: chỉ một phần nhỏ của lưỡi cắt phụ tham gia cắt.
Số lượng lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ trên phần cắt của một dụng cụ cắt là bao nhiêu?
Trên phần cắt có thể có một hoặc nhiều lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ.
Ví dụ: dao tiện ngoài có một lưỡi cắt chính và một lưỡi cắt phụ; dao tiện cắt đứt có một lưỡi cắt chính và hai lưỡi cắt phụ; mũi khoan có hai lưỡi cắt chính và hai lưỡi cắt phụ; …
Chiều sâu cắt là gì?
Chiều sâu cắt là khoảng cách giữa bề mặt đã gia công và bề mặt chưa gia công đo theo phương vuông góc với bề mặt đã gia công.
Vận tốc cắt là gì? Phân biệt vận tốc cắt và vận tốc cắt chính?
- Vận tốc cắt là lượng dịch chuyển tương đối của một điểm trên LCC so với bềmặt đang gia công.
- Phân biệt:
Vận tốc cắt (V) | Vận tốc cắt chính (Vc) |
là vecto hợp bởi Vc và lượng chạy dao s, nó có trị số nhỏ hơn rất nhiều so với Vc | là vecto Vc luôn vuông góc với mặt trước của dao,nó có giá trị lớn |
Đơn vị đo vận tốc cắt khi tiện, phay, mài, khoan, doa, gia công răng?
Phương pháp | Đợn vị vận tốc cắt |
Tiện | m/p |
Phay | m/p |
Mài | m/s |
Khoan | m/p |
Doa | m/p |
Gia công răng | m/p |
Vận tốc chạy dao là gì? Phân biệt vận tốc chạy dao và lượng chạy dao?
Vận tốc chạy dao
- Lượng dịch chuyển của một điểm trên lưỡi cắt chính của dụng cụ cắt so với mặtđã gia công trong một đơn vị qui ước.
- Vận tốc chạy dao khi tiện được tính bằng đơn vị: mm/vòng
Phân biệt vận tốc chạy dao và lượng chạy dao
Vận tốc chạy dao | Lượng chạy dao |
Lượng dịch chuyển của một điểm trên lưỡi cắt chính của dụng cụ cắt. | Lượng dịch chuyển tương đối của lưỡi cắt theo phương của chuyển động chạy dao trong một đơn vị thời gian, thường được kí hiệu S. |
Phân biệt lượng chạy dao răng, lượng chạy dao vòng và lượng chạy dao phút?
Khi lượng chạy dao được tính bằng lượng dịch chuyển của lưỡi cắt so với bề mặtđã gia công đo theo phương chạy dao trong thời gian 1 phút thì có lượng chạy dao phút.
Khi lượng chạy dao được tính bằng lượng dịch chuyển của lưỡi cắt so với bề mặtđã gia công trong khi phôi hoặc dao quay được 1 vòng thì có lượng chạy dao vòng.
Khi lượng chạy dao được tình bằng lượng dịch chuyển của lưỡi cắt so với bề mặtđã gia công đo theo phương chuyển động chạy dao trong thời gian quay được 1 gócbằng góc giữa 2 răng thì có lượng chạy dao răng
Trình bày mặt cắt và mặt đáy tại một điểm trên lưỡi cắt của một dụng cụ cắt?
- Mặt cắt: tại một điểm trên lưỡi cắt chính là mặt phẳng chứa véc tơ tốc độ cắt và đường thẳng tiếp tuyến với lưỡi cắt chính tại điểm đó.
- Mặt đáy: tại một điểm trên lưỡi cắt chính là mặt phẳng vuông góc với véc tơ tốc độ cắt tại điểm đang xét.
Mặt cắt và mặt đáy vuông góc với nhau tại cùng một điểm trên lưỡi cắt chính.
Tiết diện chính tại một điểm trên lưỡi cắt chính của dụng cụ cắt là gì?
Tại 1 điểm trên lưỡi cắt chính là mặt phẳng đi qua điểm đó và vuông góc với hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt đáy.
Tiết diện phụ tại một điểm trên lưỡi cắt phụ của dụng cụ cắt là gì?
Tại một điểm trên lưỡi phụ là mặt phẳng đi qua điểm đó và vuông góc với hìnhchiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt đáy.
Trạng thái tĩnh khi nghiên cứu thông số hình học của dụng cụ cắt là gì?
Trạng thái tĩnh được xét trong 3 điều kiện cơ bản sau:
- Coi như không có chuyển động chạy dao.
- Coi như gá dao đúng(Mũi dao được gá ngang tâm máy-trục dao được gá vuông gócvới đường tâm máy)
- Không kể đến các hiện tượng vật lý trong quá trình cắt(Rung động, biến dạng, nhiệt…)
Các góc của dao xét ở trạng thái tĩnh được gọi là góc tĩnh, góc tĩnh rất cần thiết cho việc thiết kế, chế tạo và kiểm tra hình dáng hình học của dụng cụ. Nó gồm các góc sau:
Góc | Kí hiệu | Định nghĩa – Giải thích |
---|---|---|
Trước | γ | Tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi mặt trước và mặt đáy xét trong tiết diện chính tại điểm đó. |
Trước phụ | γ1 | tại một điểm trên lưỡi cắt phụ là góc hợp bởi mặt trước và mặt đáy xét trong tiết diện phụ tại điểm đó. |
Sau chính | α | Tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi mặt sau chính và mặt cắt xét trong tiết diện chính tại điểm đó. Góc sau làm giảm ma sát giữa bề mặt sau của dao và bề mặt đang và đã gia công của phôi. Chú ý: Một số tiêu chuẩn sử dụng ký hiệu góc trước (α), góc sau (γ) và quy ước dấu của γ phụ thuộc vào giá trị của góc cắt (δ). |
Sau phụ | α1 | tại một điểm trên lưỡi cắt phụ là góc hợp bởi mặt sau phụ và mặt cắt xét trong tiết phụ tại điểm đó. |
Sắc | β | tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau chính xét trong tiết diện chính tại đó. |
Cắt | δ | tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc tạo bởi mặt trước và mặt cắt xét trong tiết diện chính tại điểm đó. Theo định nghĩa có: γ + α + β = 900 γ + δ = 900 α + β = δ |
Ngiêng chính | φ | tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc tạo bởi hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt đáy và phương chạy dao |
Nghiêng phụ | φ1 | tại một điểm trên lưỡi cắt phụ là góc tạo bởi phương chạy dao và hình chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt đáy |
Mũi dao | ε | là góc tạo bởi hình chiếu của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ trên mặt đáy. Ta có : φ + ε + φ1 = 1800 (hình 1.13). |
Góc nâng của lưỡi cắt chính | λ | Góc nâng tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi lưỡi cắt chính và hình chiếu của nó trên mặt đáy. – λ > 0 khi mũi dao là điểm thấp nhất (so với mặt đáy đi qua mũi dao) trên toàn bộ lưỡi cắt chính. – λ < 0 khi mũi dao là điểm cao nhất (so với mặt đáy đi qua mũi dao) trên toàn bộ lưỡi cắt chính. – λ = 0 khi mặt đáy chứa lưỡi cắt chính. Góc nâng của lưỡi cắt chính có ảnh hưởng đến phương thoát phoi, đến sức bền của phần lưỡi cắt và điều kiện cắt vào vật liệu của từng điểm trên lưỡi cắt. |
Góc trước tại một điểm trên lưỡi cắt chính của dụng cụ cắt được xác định như thế nào?
Là góc hợp bởi mặt trước và mặt đáy xét trong tiết diện chính tại điểm đó.
Góc sau tại một điểm trên lưỡi cắt chính của dụng cụ cắt được xác định như thế nào?
Góc sau chính tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi mặt sau chính vàmặt cắt xét trong tiết diện chính tại điểm đó.
Góc trước tại một điểm trên lưỡi cắt chính của dụng cụ cắt, xét trong tiết diện chính, được quy ước giá trị như thế nào?
Có 3 trường hợp:
- γ>0 Khi mặt trước của dao nằm thấp hơn mặt đáy đi qua điểm đang xét.
- γ<0 Khi mặt trước của dao cao hơn mặt đáy đi qua điểm đang xét.
- γ=0 Khi mặt mặt trước của dao trùng với mặt đáy.
Góc sau chính tại một điểm trên lưỡi cắt chính của dụng cụ cắt, xét trong tiết diện chính, được quy ước giá trị như thế nào?
Góc sau chính: ký hiệu α Ta có α + β + γ = 90° giá trị của α luôn dương.
Góc cắt tại một điểm trên lưỡi cắt chính của dụng cụ cắt, xét trong tiết diện chính, được xác định như thế nào?
Góc cắt tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc tạo bởi mặt trước và mặt cắt xét trong tiết diện chính tại điểm đó. Ký hiệu: δ với δ = α + β.
Góc sắc tại một điểm trên lưỡi cắt chính của dụng cụ cắt, xét trong tiết diện chính, được xác định như thế nào?
Góc sắc tại 1 điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau chínhxét trong tiết diện chính tại đó.
Góc trước phụ tại một điểm trên lưỡi cắt phụ của dụng cụ cắt, xét trong tiết diện phụ, được xác định như thế nào?
Góc trước phụ ký hiệu: λ
Góc trước phụ tại một điểm trên lưỡi cắt phụ là góc hợp bởi mặt trước và mặt đáyxét trong tiết diện phụ tại điểm đó.
Góc sau phụ tại một điểm trên lưỡi cắt phụ của dụng cụ cắt, xét trong tiết diện phụ, được xác định như thế nào?
Góc sau phụ tại một điểm trên lưỡi cắt phụ là góc hợp bởi mặt sau phụ và mặt cắtxét trong tiết diện phụ tại điểm đó.
Góc cắt tại một điểm trên lưỡi cắt phụ của dụng cụ cắt, xét trong tiết diện phụ, được xác định như thế nào?
Là góc hợp bởi mặt trước và mặt cắt xét trong tiết diện phụ tại điểm đó. Ký hiệu: δ1
Góc sắc tại một điểm trên lưỡi cắt phụ của dụng cụ cắt, xét trong tiết diện phụ, được xác định như thế nào?
Tại một điểm trên lưỡi cắt phụ là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau xét trong tiết diện phụ
γ1+δ1=90° mà δ1= α1+β1
→ γ1+ α1+ β1 = 90°
Cho biết mối quan hệ giữa góc trước, góc sau, góc cắt và góc sắc trên phần cắt của dụng cụ?
Góc nghiêng chính của lưỡi cắt chính dụng cụ cắt được xác định như thế nào?
Góc nghiêng chính φ của lưỡi cắt chính dụng cụ cắt được xác định: Tại một điểmtrên lưỡi cắt chính là góc tạo bởi hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt đáy và phươngchạy dao.
Góc nghiêng phụ của lưỡi cắt phụ dụng cụ cắt được xác định như thế nào?
Góc nghiêng phụ φ1 của lưỡi cắt chính dụng cụ cắt được xác định: Tại một điểmtrên lưỡi cắt phụ là góc tạo bởi phương chạy dao và hình chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt đáy
Góc mũi dao dụng cụ cắt được xác định như thế nào?
Góc mũi dao dụng cụ cắt được xác định như sau:
- Góc mũi dao dụng cụ cắt là góc tạo bởi hình chiếu của lưới cắt chính và lưỡi cắtphụ trên mặt đáy.
Cho biết mối quan hệ giữa góc mũi dao, góc nghiêng chính và góc nghiêng phụ của một dụng cụ cắt?
Ta có công thức về mối quan hệ giữa góc mũi dao, góc nghiêng chính và gócnghiêng phụ của dụng cụ cắt:
φ +ε + φ1 = 180°
+ Nếu góc nghiêng chính φ giảm thì góc nghiêng phụ φ1 giảm và góc mũi dao ε tăng.
+ Nếu góc nghiêng chính φ tăng thì góc nghiêng phụ φ1 tăng và góc mũi dao ε giảm.
Góc nâng của lưỡi cắt chính dụng cụ cắt được xác định như thế nào?
Góc nâng của lưỡi cắt chính dụng cụ cắt được xác định như sau:
Tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi lưỡi cát chính và hình chiếu củanó trên mặt đáy
Dấu của góc nâng của lưỡi cắt chính dụng cụ cắt đựợc qui ước như thế nào?
- Dấu của góc nâng của lưỡi cắt chính dụng cụ cắt được xác định như sau:
- – λ >0 khi mũi dao là điểm thấp nhất(so với mặt đáy đi qua mũi dao) trên toàn bộlưỡi cắt chính- λ <0 khi mũi dao là điểm cao nhất(so với mặt đáy đi qua mũi dao) trên toàn bộlưỡi cắt chính- λ =0 khi mặt đáy chứa lưỡi cắt chính- Có quy ước góc nâng ngược dấu với góc trước.
Trình bày mối quan hệ giữa giá trị góc nâng và phương thoát phoi?
Dấu của góc nâng của lưỡi cắt chính dụng cụ cắt được xác định như sau:
λ | Phoi thoát về |
λ >0 | phía bề mặt đã gia công |
λ >0 | phía bề mặt chưa gia công |
λ >0 | phương vuông góc với bề mặt đang gia công |
Trình bày mối quan hệ giữa giá trị góc trước và loại vật liệu mảnh dao?
Mối quan hệ giữa giá trị góc trước và loại vật liệu mảnh dao là:
– γ >0 sử dụng để gia công tinh và bán tinh, sử dụng cho vật liệu mảnh dao có cơ tính cao
– γ <0 sử dụng gia công thô, vật liệu DCC có cơ tính thấp
– γ = 0 Thông dụng chế tạo dụng cụ định hình và có mài lại góc trước
Giá trị góc trước của dao doa, mũi khoan, dao tiện định hình, dao phay lăn răng, dao phay đĩa mô đun, dao xọc răng thường có giá trị bao nhiêu?
– Đối với dao tiện định hình, dao phay lăn răng, dao phay đĩa môdun, dao xọc lànhững dao được dùng để gia công các chi tiết định hình nên góc trước của dao thườngcó giá trị γ = 0
– Đối với dao doa, mũi khoan thường sử dụng để gia công thô nên góc trướcthường lấy γ > 0
Thông số hình học phần cắt trong quá trình làm việc được xét trong điều kiện nào?
Do ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình cắt (mà ở trạng thái tĩnh không kểđến) nên thông số hình học phần cắt bị thay đổi, do đó cần thiết phải khảo sát ảnh hưởngcủa một trong các yếu tố trong như:
- Gá đặt mũi dao không ngang tâm.
- Trục dao không thẳng góc với trục chi tiết.
- Ảnh hưởng của các chuyển động cắt, các hiện tượng vật lý như rung động, mòn dao, lực cắt….
- Kể đến chuyển động chạy dao.
Góc độ tại một điểm trên lưỡi cắt chính của dao tiện ngoài, xét trong tiết diện dọc, khi gá không ngang tâm thay đổi như thế nào?
- Khi gá dao cao hơn tâm góc nghiêng chính φ và góc nghiêng phụ φ1 giảm
- Khi gá dao thấp hơn tâm góc nghiêng chính φ và góc nghiêng phụ φ1 tăng
Góc độ tại một điểm trên lưỡi cắt chính của dao tiện ngoài, xét trong tiết diện dọc, khi có chuyển động chạy dao ngang thay đổi như thế nào?
Góc độ của một điểm trên lưỡi cắt chính của dao tiện ngoài, xét trong tiết diện dọc là:
- Khi không có lượng chạy dao ngang thì thông số hình học của dao không thayđổi.
- Khi lượng chạy dao ngang khác không(Sngangǂ0) thì thông số hình học củadao thay đổi: Góc sau chính α giảm thì góc trước γ tăng.
Góc độ tại một điểm trên lưỡi cắt chính của dao tiện ngoài, xét trong tiết diện ngang, khi có chuyển động chạy dao dọc thay đổi như thế nào?
– Góc sau tại một điểm trên lưỡi cắt chính của dao tiện ngoài, xét trong tiết diện ngang, khi có chuyện động chạy dao dọc thì:
- Giá trị của góc sau α giảm.
- Giá trị của góc trước γ tăng.
Góc mũi dao của dao tiện ngoài thay đổi như thế nào khi có chuyển động chạy dao ngang, chạy dao dọc?
Chạy dao ngang: góc mũi dao(ε) của dao tiện tăng. (Đáp án khác: Không đánh giáđược)
Chạy dao dọc, góc mũi dao khôg thể hiện được nên ta khôg xét sự thay đổi của ε.
Góc mũi dao của dao tiện trong thay đổi như thế nào khi có chuyển động chạy dao ngang, chạy dao dọc?
Chạy dao ngang: góc mũi dao(ε) của dao tiện tăng. (Đáp án khác: Không đánh giá được)
Chạy dao dọc, góc mũi dao khôg thể hiện được nên ta khôg xét sự thay đổi của ε.
Góc nghiêng chính của lưỡi cắt chính của dao tiện ngoài khi có chuyển động chạy dao ngang thay đổi như thế nào?
Khi chạy dao ngang của dao tiện ngoài thì góc nghiêng chính φ giảm
Góc nghiêng phụ của lưỡi cắt phụ của dao tiện ngoài khi có chuyển động chạy dao ngang thay đổi như thế nào?
Khi chạy dao ngang của dao tiện ngoài thì góc nghiêng phụ φ1 giảm
Góc mũi dao của dao tiện ngoài khi gá mũi dao không ngang tâm thay đổi như thế nào?
Gá cao hơn tâm: ϕ, ϕ1 tăng⇒ ε giảm.
Gá thấp hơn tâm: ϕ, ϕ1 giảm ⇒ ε tăng.
Góc mũi dao của dao tiện trong khi gá mũi dao không ngang tâm thay đổi như thế nào?
Gá cao hơn tâm: ϕ, ϕ1 giảm ⇒ ε tăng
Gá thấp hơn tâm: ϕ, ϕ1 tăng ⇒ ε giảm
Góc nghiêng chính của lưỡi cắt chính của dao tiện ngoài khi gá mũi dao không ngang tâm thay đổi như thế nào?
Gá cao hơn tâm: Góc nghiêng chính(φ) tăng.
Gá thấp hơn tâm: Góc nghiêng chính(φ) giảm.
Góc nghiêng phụ của lưỡi cắt phụ của dao tiện ngoài khi gá mũi dao không ngang tâm thay đổi như thế nào?
Gá cao hơn tâm: Góc nghiêng phụ(φ1) tăng.
Gá thấp hơn tâm: Góc nghiêng phụ(φ1) giảm
Quỹ đạo chuyển động cắt tương đối của một điểm trên lưỡi cắt chính so với mặt đang gia công, khi thực hiên quá trình phay, là đường cong gì?
Là đường cong Xycloit.
Quỹ đạo chuyển động cắt tương đối của một điểm trên lưỡi cắt chính so với mặt đang gia công, khi thực hiên quá trình tiện chạy dao dọc là đường xoắn gì?
Là đường xoắn vít.
Quỹ đạo chuyển động cắt tương đối của một điểm trên lưỡi cắt chính so với mặt đang gia công, khi thực hiện quá trình tiện chạy dao ngang, là đường xoắn gì?
Là đường xoắn Acximet
Thông số hình học lớp cắt được quy ước đo bề mặt nào?
Thông sô hình học lớp cắt được quy ước đo trên mặt trước của dụng cụ cắt
Chiều rộng lớp cắt là gì?
Chiều rộng lớp cắt(b) là khoảng cách giữa bề mặt chưa gia công với bề mặt đã giacông đo dọc theo lưỡi cắt. Hay nói cách khác chiều rộng lưỡi cắt chính là đoạn chiều dàicủa đoạn lưỡi cắt tham gia cắt hoặc là chiều dài đoạn tiếp xúc giữa lưỡi cắt với bề mặtđang gia công.
Chiều dày lớp cắt là gì?
Chiều dày lớp cắt(a) là khoảng cách giữa hai vị trí liên tiếp của lưỡi cắt khi daodịch chuyển được một lượng đúng bằng lượng chạy dao S, đo trên mặt trước theophương vuông góc với lưỡi cắt.
Diện tích lớp cắt danh nghĩa có giá trị như thế nào?
Diện tích cắt danh nghĩa được tính như sau: F = F0 + SABC.
Diện tích lớp cắt thực khác diện tích cắt danh nghĩa do nguyên nhân nào?
Trường hợp mũi dao gá ngang tâm, λ = 0 và γ= 0, ta có diện tích lớp cắt được tínhtheo công thức: F= a.b = S.sinφ.(t/sinφ) = S.t
Đây là diện tích danh nghĩa của lớp cắt, tuy nhiên trong thực tế do ảnh hưởng củalượng chạy dao, nên trên bề mặt gia công còn lại các mấp mô. Do đó diện tích lớp cắt thực luôn nhỏ hơn diện tích lớp cắt danh nghĩa.
Thông số hình học lớp cắt gồm các thông số nào?
Thông số hình học của lớp cắt bao gồm:
- Chiều dày cắt a.
- Chiều rộng cắt b.
- Diện tích lớp cắt F.
Trong đó:
- Chiều dày cắt a: là khoảng cách giữa hai vị trí liên tiếp của lưỡi cắt khi giao dịch chuyển được một lượng đúng bằng lượng chạy dao S, đo trên mặt trước theo phương vuông góc với lưỡi cắt.
- Chiều rộng lớp cắt b: là khoảng cách giữa bề mặt chưa gia công và bề mặt đã gia công.
- Diện tích lớp cắt: Trường hợp mũi dao gá ngang tâm thì được tính theo công thức: F= a.b = S.sinφ.(t/sinφ) = S.t
Góc trước tại một điểm trên lưỡi cắt của dao, ở trạng thái tĩnh, có giá trị dương khi giá trị của góc cắt là bao nhiêu?
Ta có:
α+β+γ = 90°;
α+β= δ =>
δ + γ = 90° => γ = 90° – δ
Trong đó:
- α-góc sau chính;
- β- góc sắc;
- γ- góc trước;
- δ- góc cắt.
Vậy để γ dương thì 90° – δ >0 => δ < 90°
Góc trước γ tại một điểm trên lưỡi cắt của dao, ở trạng thái tĩnh, có giá trị âm khi giá trị của góc cắt là bao nhiêu?
Để γ dương thì 90° – δ >0 => δ < 90°
Góc trước γ tại một điểm trên lưỡi cắt của dao, ở trạng thái tĩnh, có giá trị không khi giá trị của góc cắt là bao nhiêu?
Ta có:
α+β+γ = 90°;
α+β= δ =>
δ + γ = 90° => γ = 90° – δ
khi γ=0 => δ = 90°
Góc sắc tại một điểm trên lưỡi cắt của dụng cụ cắt ở trạng thái tĩnh được xác định như thế nào?
Góc sắc: Ký hiệu β:
Góc sắc tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau chính xét trong tiết diện chính tại điểm đó.
Góc nghiêng của lưỡi cắt chính của dụng cụ cắt được quy ước có giá trị dương khi mặt đáy có vị trí như thế nào so với lưỡi cắt chính?
– Góc nghiêng của lưỡi cắt chính là góc hợp bởi lưỡi cắt chính và hình chiếu củalưỡi cắt chính trên mặt phẳng đáy.
λ > 0 khi mũi dao là điểm thấp nhất(so với mặt đáy so với mũi dao) tên toàn bộlưỡi cắt chính.
λ < 0 khi mũi dao là điểm cao nhất(so với mặt đáy so với mũi dao) tên toàn bộlưỡi cắt chính.
λ = 0 khi mặt đáy chứa lưỡi căt chính.
Góc nghiêg của lưỡi cắt chính.
Như vậy Góc nghiêng của lưỡi cắt chính của dụng cụ cắt được quy ước có giá trị dươg khi mặt đáy ở mũi dao nằm ở duối lưỡi cắt.
Góc nghiêng của lưỡi cắt chính của dụng cụ cắt được quy ước có giá trị âm khi mặt đáy có vị trí như thế nào so với lưỡi cắt chính?
Góc ngiêng của lưỡi cắt chính của dụng cụ cắt(góc nâng của lưỡi cắt chính λ): λ<0
khi mũi dao là điểm cao nhất(so với mặt đáy đi qua mũi dao) trên toàn bộ lưỡi cắt chính.
Góc nghiêng của lưỡi cắt chính của dụng cụ cắt được quy ước có giá trị không khi mặt đáy có vị trí như thế nào so với lưỡi cắt chính?
Góc nghiêng của lưỡi cắt chính là góc hợp bởi lưỡi cắt chính và hình chiếu của nó trên mặt đáy.
Góc nghiêng chính quy ước có giá trị băng không(0=λ) khi mặt đáy chứa lưỡi cắt chính.
Tại một điểm trên lưỡi cắt của dao, góc hợp bởi giữa mặt trước và tiếp tuyến với mặt đang gia công được hiểu là góc gì?
Tại một điểm trên lưỡi cắt của dao, góc hợp bởi giữa mặt trước và tiếp tuyến với mặt đang gia công được hiểu là góc cắt(δ)
Tại một điểm trên lưỡi cắt của dao, góc hợp bởi giữa mặt sau và mặt cắt được hiểu là góc gì?
Tại một điểm trên lưỡi cắt của dao, góc hợp bởi mặt sau và mặt cắt được hiểu là góc sau(α).
– là góc sau chính khi xét trên tiết diện chính tại điểm đó
– Là góc sau phụ nếu xét trên tiết diện phụ tại điểm đó.
Tên gọi khác của mặt cắt và mặt đáy tại một điểm trên lưỡi cắt của dụng cụ cắt?
Mặt phẳng cắt và mặt đáy còn được gọi là các mặt phẳng tọa độ. Vì chúng được dùng để xác định các thông số hình học của dụng cụ cắt.
Có bao nhiêu mặt tọa độ được dung để xác định thông số hình học phần cắt của dụng cụ cắt?
Có 6 mặt phẳng tọa độ được dùng để xác định thông số hình học phần cắt dụng cụ cắt đó là:
- mặt phẳng tiết diện chính,
- mặt phẳng tiết diện phụ,
- mặt phẳng tiết diện dọc Y-Y,
- mặt phẳng tiết diện ngang X-X,
- mặt đáy,
- mặt cắt.
Tại một điểm trên lưỡi cắt của dao, góc hợp bởi giữa mặt trước và mặt sau được hiểu là góc gì?
Tại một điểm trên lưới cắt của dao, góc hợp bởi giữa mặt trước và mặt sau được hiểu là góc sắc(ký hiệu: β).
Tại một điểm trên lưỡi cắt của dao, góc hợp bởi giữa mặt đáy và mặt trước được hiểu là góc gì?
Tại một điểm trên lưới cắt của dao, góc hợp bởi giữa mặt đáy và mặt trước được hiểu là góc trước(ký hiệu: γ)
– Nếu xét trên tiết diện chính ta có góc trước γ
– Nếu xét tại 1 điểm trên lưỡi cắt phụ và trên tiế diện phụ thì ta có góc trước phụ γ1
Tiện cắt đứt một chi tiết hình trụ với lượng chạy dao ngang Sn = 0,2 mm/vg. Dao tiện cắt đứt có a = 120. Tính góc sau động acy khi cắt đến cách tâm một lượng r=1 mm ?
Tiện hớt lưng một dao phay định hình hớt lưng có các thông số kết cấu và hình học như sau:
D=75mm, số răng Z=10, lượng hớt lưng K=4,5 mm.
Dao tiện hớt lưng có gy=0 hãy tính góc sau tĩnh am để dao có thể làm việc bình thường với góc sau động là: acy=80.
- Tiện một trục vít hình thang, đường kính trung bình của trục vít d=40 mm; modun chiều trục mt=6; góc profin của ren e=200.
Tiến hành tiện từng phía một. Dao tiện tinh mặt trái ren có dạng như hình vẽ, và có góc trước g=0; j=700; l=0. Gá mũi dao ngang tâm máy. Để tiện được và đạt độ nhẵn bề mặt yêu cầu thì góc sau trong quá trình cắt trong tiết diện X-X phải là acx»100. Hãy tính xem dao phải mài với góc ay bằng bao nhiêu ở tại điểm nằm trên đường kính trung bình?