Trình bày quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh?
Tóm tắt Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Quá trình hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh qua 5 giai đoạn:
- Thời kỳ trước ngày 5-6- 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và có chí hướng tìm con đường cứu nước mới.
- Thời kỳ từ giữa năm 1911 đến cuối năm 1920: dần dần hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc VN theo con đường cách mạng vô sản.
- Thời kỳ từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930: hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
- Thời kỳ từ đầu năm 1930 đến đầu năm 1941: vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo.
- Thời kỳ từ đầu năm 1941 đến tháng 9 năm 1969: TTHCM tiếp tục, phát triển, hoàn thiện, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Phân tích Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Thời kỳ trước ngày 5-6-1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và có chí hướng tìm con đường cứu nước mới
Giai đoạn tìm đường cứu nước.
Trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh tiếp thu truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình và của dân tộc hình thành nên tư tưởng yêu nước và bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước.
- Quê Hương?( là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước, lắm nhân tài và anh hùng yêu nước nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.)
- Gia đình? (Cha, mẹ, anh chị): Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình khoa bảng.
Cha là Cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ phó bảng. Tinh thần yêu nước, thương dân và nhân cách của cụ Nguyễn Sinh Sắc có ảnh hưởng lớn lao đến tư tưởng, nhân cách Hồ Chí Minh thuở niên thiếu.
Mẹ? Hồ Chí Minh cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc tình cảm của người mẹ – cụ Hoàng Thị Loan, người mẹ Việt Nam điển hình về tính cần mẫn, tần tảo, đảm đang, hết mực thương yêu chồng, thương yêu các con và ăn ở nhân đức với mọi người, được bà con láng giềng mến phục. Cụ Hoàng Thị Loan có ảnh hưởng lớn đến các con bằng tấm lòng nhân hậu và mẫn cảm của người mẹ.
– Hồ Chí Minh sớm có tư tưởng yêu nước và thể hiện rõ tư tưởng yêu nước trong hành động. Hồ Chí Minh đã tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ (năm 1908). Là thày giáo ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết, khi dạy học cũng như trong trong sinh hoạt, Hồ Chí Minh thường đem hết nhiệt tình truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước và những suy nghĩ về vận mệnh nước nhà (năm 1910).
– Điểm đặc biệt của tuổi trẻ Hồ Chí Minh là suy ngẫm sâu sắc về Tổ quốc và thời cuộc. Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối cách mạng nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, v.v. nhưng Người sáng suốt phê phán, không tán thành, không đi theo các phương pháp, khuynh hướng cứu nước của các vị đó. Ngày 5-6-1911, Hồ Chí Minh đi ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, cứu dân.
🡺 Đây là thời kỳ rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh vì đây là thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân tha thiết, bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ham học hỏi những tư tưởng tiến bộ của nhân loại.
Thời kỳ từ giữa năm 1911 đến cuối năm 1920: Dần dần hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản
Giai đoạn tìm thấy con đường cứu nước.
Là thời kỳ Nguyễn Tất Thành thực hiện một cuộc khảo nghiệm toàn diện, sâu rộng trên bình diện toàn thế giới, đó là quá trình: sống, làm việc, học tập, nghiên cứu lý luận và tham gia đấu tranh trong thực tế cách mạng ở nhiều nước trên thế giới.
- Từ năm 1911 đến năm 1917, từ Pháp, Hồ Chí Minh đến nhiều nước trên thế giới. Qua cuộc hành trình này, ở Người hình thành một nhận thức mới: Nhân dân lao động các nước, trong đó có giai cấp công nhân, đều bị bóc lột có thể là bạn của nhau; còn chủ nghĩa đế quốc, bọn thực dân ở đâu cũng là kẻ bóc lột, là kẻ thù của nhân dân lao động.
- Thời gian này Người tham gia rất nhiều các hoạt động trong đó có: tham gia phong trào công nhân Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân; gia nhập Đảng Xã hội Pháp, thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, gửi Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxây đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
- Tháng 7-1920 Người đọc được”Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa (Để trình bày tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản)”của Lênin và nhiều tài liệu liên quan đến Quốc tế Cộng sản.
- Với những nhận thức cách mạng mới, Hồ Chí Minh cùng những người phái tả trong Đảng Xã hội Pháp tại Đại hội ở thành phố Tua (từ ngày 25 đến ngày 30-12-1920), bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Hồ Chí Minh, bước ngoặt chủ nghĩa yêu nước kết hợp chặt chẽ với lập trường cách mạng vô sản.
🡺 Đây là thời kỳ đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời và tư tưởng của Hồ Chí Minh, từ chủ nghĩa yêu nước, Người đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, từ một chiến sĩ chống thực dân phát triển thành chiến sĩ cộng sản
Thời kỳ từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930: Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
Giai đoạn này có ý nghĩa vạch đường đi cho Cách Mạng Việt Nam.
Đây là thời kỳ mục tiêu, phương hướng cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam từng bước được cụ thể hóa, thể hiện rõ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thời gian này Người đã hoạt động Lý luân và Thực tiễn hết sức sôi nổi và phong phú trên nhiều địa bàn: Pháp – Liên Xô- TQ- Thái Lan.
Về Lý luận: cùng với những hoạt động tích cực sử dụng báo chí Pháp lên án chủ nghĩa thực dân Pháp, thức tỉnh lương tri nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc thuộc địa và của dân tộc Việt Nam. Người cho ra đời những tác phẩm kinh điển, gối đầu giường cho các nhà cách mạng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Cách Mệnh (1927), Chính Cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng ( 1930) những tác phẩm này đều tập trung việc lên án chủ nghĩa thực dân Pháp, đề ra phương hướng chiến lược xây dựng CMVN.
🡺 Đây là thời kỳ quan trọng có ý nghĩa vạch đường đi cho CMVN, là giai đoạn đánh dấu tư tưởng Hồ Chí Minh được hình với những nội dung cơ bản và tiếp tục được củng cố và phát triển ở những giai đoạn sau.
Thời kỳ từ đầu năm 1930 đến đầu năm 1941: Vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo
Giai đoạn khó khăn, thử thách nhưng vẫn kiên trì con đường đã chọn
Những thử thách lớn với Hồ Chí Minh xuất hiện không chỉ từ phía kẻ thù, mà còn từ trong nội bộ những người cách mạng.
Một số người trong Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam có những nhìn nhận sai lầm về Hồ Chí Minh do chịu ảnh hưởng quan điểm giáo điều tả khuynh xuất hiện trong Đại hội VI của Quốc tế Cộng sản.
Do không nắm vững tình hình các dân tộc thuộc địa và ở Đông Dương, nên tư tưởng mới mẻ, đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên chẳng những không được hiểu và chấp nhận mà còn bị họ phê phán, bị coi là “hữu khuynh”,”dân tộc chủ nghĩa”.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhận thấy thời cuộc sẽ có những chuyển biến lớn, nên cần phải trở về nước trực tiếp tham gia lãnh đạo cách mạng Việt Nam, ngày 6-6-1938, Hồ Chí Minh gửi thư cho một lãnh đạo Quốc tế Cộng sản, đề nghị cho phép trở về nước hoạt động,
Cuối tháng 1-1941, Hồ Chí Minh về nước. Tháng 5-1941, tại Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), với tư cách cán bộ Quốc tế Cộng sản, Người chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị này đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Trải qua sóng gió, thử thách, những quan điểm cơ bản nhất về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam của Hồ Chí Minh được Đảng khẳng định đưa vào thực tiễn tổ chức nhân dân biến thành các phong trào cách mạng để dẫn tới thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Thời kỳ từ đầu năm 1941 đến tháng 9-1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta
Giai đoạn tiếp tục phát triển, hoàn thiện.
Trong thời kỳ này, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cơ bản là thống nhất.
- Ngày 19-5-1941, Hồ Chí Minh sáng lập Mặt trận Việt Minh;
- Ngày 22-12-1944, sáng lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Ngày 18-8-1945, chớp đúng thời cơ, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công lật đổ chế độ phong kiến hơn ngàn năm, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp hơn 80 năm và giành lại độc lập dân tộc trực tiếp từ tay phát xít Nhật. Đây là thắng lợi to lớn đầu tiên của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam.
- Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.
- Từ năm 1946 đến năm 1954, Hồ Chí Minh là linh hồn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
- Từ năm 1954 đến năm 1969, Hồ Chí Minh xác định và lãnh đạo thực hiện đường lối cùng một lúc thi hành hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
- Trước khi qua đời (1969) Hồ Chí Minh đã để lại Di chúc, kết tình trong đó cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tấm lòng gắn bó tha thiết với toàn Đảng, toàn dân của Người.
🡺 Kết luận: Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là quá trình hình thành và phát triển tư duy lý luận về cách mạng Việt Nam, vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn Việt Nam.